Theo suốt chiều dài phát triển của loài người, sinh vật hay tự nhiên, Triết học cũng phát triển theo từ đó. Và hôm nay mình xin mời các bạn cùng nhóm mình quay ngược về và đi theo từng timeline của môn Triết Học.
Lịch sử Triết học:
1. Triết học thời cổ, trung đại:
Lần đầu tiên
các học thuyết triết học xuất hiện vào khoảng hơn 2.500 năm trước ở Ấn Độ, ở
Trung Hoa và ở Hy Lạp cổ đại v.v.
Những hệ thống triết học đầu tiên của HyLạp cổ đại mang
tính duy vật tự phát và tính biện chứng ngây thơ. Hình thức biện chứng đầu tiên
trong lịch sử triết học là phép biện chứng cổ đại, mà đại biểu lớn nhất là
Hêraclít (khoảng 540-480 tr.c.n). Thuyết nguyên tử của chủ nghĩa duy vật được
Đêmôcrít (khoảng 460-370 tr.c.n) đưa ra; ý tưởng đó của ông được Êpiquya
(341-279 tr.c.n) và Lu cờ ren ci phát triển. Nhà triết học đầu tiên của chủ
nghĩa duy tâm là Platôn (427-347 tr.c.n), ông là người phát triển biện chứng
sâu sắc mối liên hệ của các khái niệm. Triết học cổ đại phát triển tới cực điểm
nhờ Arítxtốt (384-322 tr.c. n), người đã tạo ra hệ thống chung nhất về khối lượng
của tri thức khoa học-triết học.
2. Triết học thời Trung cổ.
Cùng với sự xuất hiện của chế độ phong kiến, Thiên chúa giáo đã ngự trị thế giới quan ở Tây Âu. Giai đoạn đầu của triết học Thiên chúa giáo trong thời kỳ Trung cổ là Pa tri xti ca, trên cơ sở của Patrixtica, chủ nghĩa kinh viện đã thống trị trong các thế kỷ từ IX đến XII. Chủ nghĩa kinh viện được coi là mục đích của triết học trong sự biện giải của các nhà giáo điều. Trong các thế kỷ từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV xẩy ra cuộc tranh luận giữa thuyết duy thực (thực thể luận) (đại diện là A.Kentơ rờ beri xki. Phôma Ăcvinxki)- thuyết này khảng định sự tồn tại nằm bên ngoài trí tuệ con người với thuyết duy danh (đại diện là Rốt xelin, Đunxcốt, Occam)- thuyết này công nhận sự tồn tại hiện thực chỉ của các sự vật đơn nhất. Kết quả của cuộc tranh luận trên là sự thể hiện của cuộc đấu tranh giữa xu hướng duy vật và xu hướng duy tâm. Hướng chủ đạo của triết học Ả rập thời Trung cổ là hệ thống triết học Pe ri pa tét phía Đông (xem: trường phái Peripatét) với những người chỉ hướng và phát triển các học thuyết của mình như: Kin đi, Pha ra bi, I bi, Xin na, Ibi Rusd.
Thời Cận đại ở tây Âu gồm hai thế kỷ XVII - XVIII; giai cấp tư sản đã giành được thắng lợi chính trị (Hà Lan 1560 - 1570, Anh 1642 - 1648, Pháp 1789 - 1794 v.v) tạo nên các dân tộc, quốc gia tư sản. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã trở thành phương thức sản xuất thống trị.
Khoa học tự nhiên đã trở thành các môn khoa học độc lập với đặc trưng là khoa học thực nghiệm; phương pháp tư duy siêu hình được áp dụng vào triết học.
Nghiên cứu giới tự nhiên từ góc độ tác động qua lại của lực hấp dẫn và lực đẩy giữa các phần tử vật thể. Các phần tử này luôn bất biến, chỉ thay đổi trạng thái không gian và tập hợp; lượng là cái dùng để phân biệt các vật thể; mọi vận động đều được quy vào sự di chuyển vị trí trong không gian. Từ cơ sở đó, xuất hiện quan điểm đồng nhất vật chất với khối lượng; chỉ có hình thức vận động cơ học với nguyên nhân từ bên ngoài. Nguyên tử là cái nhỏ nhất, không phân chia được và không vận động.
Một số nhà Triết học tiêu biểu như: Phranxi Bêcơn(1561 - 1621), Hốpxơ(1588 - 1679),....
5.Triết học học Mác
Và cuối cùng là từ cận đại đến nay, sự hình thành và phát triển của triết học Mác
Khi nhắc đến Triết học Mác ta phải kể tên một số nhà triết học tiêu biểu như sau:Karl Marx (05/5/1818 - 1883), Englels (1820 - 1895), Lênin (1870 - 1924)
Những giai đoạn chủ yếu cho sự hình thành và phát triển triết học Mác:
- Quá trình chuyển biến tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen từ chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cộng sản (1842-1844).