Trong thời kỳ phục hưng cá nhân mình thấy rất ấn tượng với tư tưởng của 2 nhà Triết học đó là :
1. Nicôlai Cuđan (1401-1464)
- Ông là người Đức, Hồng y Giáo chủ của Giáo hội La Mã, người đầu tiên phê phán mạnh mẽ các giáo lý Trung cổ, mở đầu thời kỳ triết học thời Phục hưng.
- Trong tư tưởng Triết học của ông, ông coi con người là sản phẩm tối cao và tinh túy nhất trong sự sáng tạo của Thượng đế; thậm chí còn xem con người là một Thượng đế - vị chúa tể đang làm biến đổi các sự vật tự nhiên. Ông khẳng định “con người chính là thế giới của con người bao quát dưới dạng tiềm tàng toàn bộ Thượng đế và thế giới…, nội tâm và triển vọng của con người đó là tất cả”.
- Ông đưa ra quan điểm tự nhiên thần luận cho rẳng sự tồn tại của Thượng đế không gì khác mà chính là sự tồn tại của thế giới trong Thượng đế. Điểm mới của Cuđan là ở chỗ: ông không coi Thượng đế như một vật hay cá nhân cụ thể nào mà là bản chất vô hạn của thế giới.
- Quá trình phát triển ngày càng hoàn thiện của thế giới cũng chính là quá trình Thượng đế ngày càng biểu hiện ra thành giới tự nhiên. Mối quan hệ giữa Thượng đế và giới tự nhiên tựa như mối quan hệ giữa bản chất vô cùng tận với những hiện tượng mà nó dần dần thể hiện ra.
- Vì sự phát triển của Thượng đế dài vô cùng tận nên không một phạm trù nào, thậm chí toàn bộ các phạm trù của con người cũng không thể biểu hiện được bản chất vô hạn của Thượng đế.
👉 Ở đây, Cuđan đã đi đến tư tưởng biện chứng về tính tương đối của nhận thức con người. Hơn nữa, ông còn nhận thấy Thượng đế là sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
2. Tômát Morơ (1478 - 1535)
- Ông là nhà nhân đạo nổi tiếng người Anh; một trong những nhà sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản không tưởng; là người phê phán mạnh mẽ chế độ bất công và tệ nạn xã hội ở Anh thời đó và ví đó là chế độ xã hội cừu ăn thịt người.
- Theo ông, nguyên nhân của mọi bất công và tệ nạn xã hội là do sự thống trị của chế độ xã hội dựa trên nền tảng sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất; ở đâu có tư bản thì ở đó tiền là thước đo tất cả.
- Morơ khẳng định tư hữu làm cho người ta ích kỷ và viết tác phảm Utôpia, trong đó đưa ra mô hình xã hội lý tưởng. Xã hội đó được xây dựng trên nền tảng công hữu về tư liệu sản xuất; mọi sản phẩm làm ra được phân phối đều trong xã hội; thời gian lao động chỉ là sáu giờ trong ngày, thời gian còn lại dùng để mọi thành viên của xã hội phát triển nhân cách toàn diện; mọi người đều bình đẳng, không còn tiền tệ, không có sở hữu tư nhân; người lãnh đạo xã hội đó định ra chuẩn mực về đạo đức, chính trị xã hội, mọi sự tốt xấu của xã hội đều xuất phát từ người lãnh đạo.
- Trong xã hội vẫn cần nô lệ để họ làm các việc nặng nhọc; tôn giáo là cần thiết đối với xã hội, những người theo quan điểm vô thần bị coi là người vô đạo đức.
Xin Cảm Ơn Các Bạn Đã Theo Dõi Bài Viết
THE END
N.H.A